Việc chưa áp dụng giảm thuế VAT với sản phẩm kim loại có thể ảnh hưởng đến nhiều ngành sản xuất và xây dựng. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất cần mở rộng đối tượng hưởng ưu đãi thuế để thúc đẩy tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh áp lực từ thị trường quốc tế gia tăng.
Sản phẩm kim loại là đầu vào quan trọng trong nhiều ngành kinh tế, từ sản xuất đồ gia dụng đến xem trực tuyến bóng đá hôm nay xây dựng, phục vụ cả công nghiệp và tiêu dùng. Tuy nhiên, mặt hàng này hiện chưa được hưởng ưu đãi giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8%, điều này có thể ảnh hưởng đến sản xuất, xây dựng và mục tiêu kích cầu tiêu dùng.
VCCI nhận định, chính sách giảm thuế VAT đã góp phần thúc đẩy tiêu dùng nội địa và hỗ trợ nền kinh tế. Trong bối cảnh Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên vào năm 2025, việc tiếp tục thực hiện và mở rộng phạm vi chính sách giảm thuế là cần thiết.

VCCI kiến nghị Bộ Tài chính xem xét đưa sản phẩm kim loại vào danh sách được giảm thuế VAT. Lý do là việc phân loại giữa sản phẩm kim loại (10%) với phi kim hoặc sản phẩm gia công từ kim loại (8%) còn nhiều vướng mắc. Các doanh nghiệp cho biết, hướng dẫn hiện tại chưa đủ rõ ràng, dẫn đến rủi ro bị truy thu thuế trong tương lai.
Tại tọa đàm “Ứng phó thuế đối ứng của Mỹ” vừa diễn ra, các chuyên gia cũng cho rằng cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, khi Mỹ chính thức áp thuế lên nhiều mặt hàng nhập khẩu, trong đó có thép từ Việt Nam. Giảm thuế VAT hoặc tăng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân được đề xuất như những biện pháp thúc đẩy tiêu dùng trong nước, giúp bù đắp phần nhu cầu suy giảm từ thị trường Mỹ.
Hiện tại, ngành Thép Việt Nam đang đối mặt với áp lực từ các biện pháp phòng vệ thương mại. Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố quyết định sơ bộ áp thuế chống bán phá giá đối với thép mạ từ Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp như Hoa Sen, Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Đông Á bị áp mức thuế từ gần 40% đến gần 60%.
Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu thép lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm khoảng 13% tổng lượng xuất khẩu, với sản lượng năm 2024 đạt 1,7 triệu tấn, tăng 50% so với cùng kỳ, trong đó HRC và tôn mạ chiếm 60%. Tuy nhiên, mức thuế từ 21% - 36% có thể khiến thép Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh về giá, buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm giá bán.
Trước áp lực từ thị trường quốc tế, các hiệp hội và doanh nghiệp kỳ vọng chính sách thuế nội địa sẽ linh hoạt hơn, góp phần tạo động lực cho sản xuất và tiêu dùng trong nước.
VLXD.org(TH)
Ý kiến của bạn