Được biết, mỗi năm cả nước sản xuất khoảng 40 triệu tấn lúa, thải ra 8 triệu tấn trấu. Hiện nay, trấu mới chỉ được sử dụng một phần để đun nấu, chăn nuôi hoặc xuất khẩu dưới dạng củi nén với số lượng hạn chế, số trấu dư thừa thường gây
ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài nghiên cứu sản xuất
gỗsinh thái từ trấu của TS Nguyễn Hữu Hùng (Viện Vật lý) đã được nghiên cứu và thử nghiệm thành công vào tháng 6/2010.
Bản chất của công nghệ này là chế tạo các thanh
gỗthịt có chiều dài vô tận từ các hạt vụn xenlulo nguồn gốc từ bột trấu.
Gỗ làm từ trấu có độ bền tương đương gỗ tự nhiên, khả năng chịu uốn, nén, tỷ trọng cao hơn
gỗ tự nhiên, không ngấm nước do đã loại bỏ được kết cấu lỗ bên trong cùng với loại keo kết dính đặc biệt. Khả năng chịu nhiệt của loại gỗ này đạt 200
oC (trong khi gỗ thông thường chỉ là 175
oC), có thể dùng làm mái che,
vách ngănhoặc các công trình ngoài trời, công trình trên biển…
Giá thành của loại gỗ này tương đương các loại gỗ công nghiệp khác hiện nay và rẻ hơn gỗ tự nhiên.
Việc Viện Nghiên cứu Lúa (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) và Viện Vật lý (Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam) đưa vào ứng dụng sản xuất nhân rộng sản phẩm này đã góp phần giải quyết được cùng lúc hai bài toán kinh tế và
môi trường.