Dầu giảm sâu do lo ngại nhu cầu
Ngày 07/04, thị trường năng lượng toàn cầu bước vào một giai đoạn biến động mạnh khi Hoa Kỳ công bố các mức thuế quan mới với quy mô chưa từng có. Quyết định này ngay lập tức tạo ra hiệu ứng dây chuyền, khiến chỉ số VIX - thước đo tâm lý lo ngại của giới đầu tư tăng vọt lên mức 60 điểm, cao nhất kể từ đại dịch COVID-19. Giá dầu Brent hiện đã giảm xuống còn 64 USD/thùng, mất 9% giá trị trong tháng, khi lo ngại về nhu cầu toàn cầu gia tăng. OPEC+không có động thái cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá, trong khi sản lượng dầu của Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục. Nếu lệnh trừng phạt với Nga được nới lỏng, nguồn cung bổ sung từ Nga sẽ tiếp tục gây áp lực lên thị trường, vượt xa ảnh hưởng từ các lệnh cấm vận nhắm vào Iran và Venezuela.
Theo Brannvoll ApS, giá dầu Brent trong năm 2025 có thể dao động trong khoảng 65 - 90 USD, với mức trung bình ước tính 75 USD.
Nguồn: Brannvoll ApS
Than dư cung, giá đi ngang
Thị trường than đá đang trong giai đoạn dư cung rõ rệt. Giá than API2 cho quý 3/2025 hiện ở mức 100 USD và hợp đồng Cal2026 đạt 107 USD. Giá than API4 cho cùng kỳ lần lượt là 89 USD và 96 USD. Việc các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cắt giảm nhập khẩu, kết hợp với việc Trung Quốc và Ấn Độ tăng sản lượng nội địa, khiến áp lực cung dư càng rõ nét. Cùng lúc, tồn kho tại các cảng Trung Quốc đang ở mức cao, làm giảm thêm nhu cầu. Đáng chú ý là thuế quan mới từ Hoa Kỳ áp dụng cho tàu sản xuất tại Trung Quốc có thể khiến chi phí vận chuyển tăng thêm tới 30 USD/chuyến, hình thành một thị trường cước vận tải hai tầng và làm phức tạp thêm hoạt động thương mại.
Petcoke mất lợi thế do chiết khấu thấp
Thị trường petcoke cũng không thoát khỏi vòng xoáy suy giảm. Dữ xem bóng đá trực tuyến vtv3 mới nhất cho thấy mức chiết khấu so với than đang ở mức thấp, làm mất đi lợi thế cạnh tranh truyền thống của mặt hàng này. Hợp đồng FOB USGC 6,5% (S) giảm xuống 80 USD, với chiết khấu 28% so với API4, giữ nguyên so với tháng trước. Tuy nhiên, hợp đồng CFR ARA giảm còn 98,50 USD, trong khi chiết khấu tăng từ 14% lên 21%. Biểu đồ lịch sử cho thấy petcoke đang rơi vào vùng “đắt đỏ” khi chiết khấu xuống dưới mức trung bình dài hạn 25 - 28%.

Diễn biến chiết khấu petcoke so với than đá từ năm 2003 - 2025.(Nguồn: Brannvoll ApS)
Điều này dẫn đến sự rút lui của các khách hàng lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, khiến nhiều nhà giao dịch đang ôm hàng buộc phải giảm giá để cắt lỗ. Một số người mua, đặc biệt tại Ấn Độ, đã chuyển sang sử dụng các loại than có giá cạnh tranh hơn như than US NAPP và than Úc. Ngoài ra, rủi ro từ việc các tàu Trung Quốc bị đánh thuế cũng khiến nhiều giao dịch giao ngay bị đình trệ, làm thị trường thêm ảm đạm.
Thị trường đang tái định hình
Chính sách thuế quan của Hoa Kỳ không chỉ tạo ra cú sốc ngắn hạn mà còn đang tái định hình các dòng chảy thương mại trong lĩnh vực năng lượng. Giá cả, chi phí vận chuyển và hành vi tiêu dùng đều bị ảnh hưởng, và thị trường đang trong quá trình thích nghi với một thực tế mới, nơi rủi ro thương mại không còn là ngoại lệ mà đã trở thành yếu tố cốt lõi cần được tính đến trong mọi quyết định đầu tư. Khi các tác động từ thuế quan dần hiện rõ trong những quý tới, một trật tự năng lượng mới có thể sẽ hình thành, mang theo cả cơ hội lẫn thách thức cho các bên liên quan.
VLXD.org(TH/ Cemnet)